Thursday 29 March 2012

Hoc tu nhung con nguoi quanh ta

>Nhận bài dự thi "Viết cho tuổi học trò"

Học từ những con người quanh ta. Đó là lời dạy mà tôi đã nhận được từ cô giáo dạy môn giáo dục công dân khi tôi học lớp 7.

Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ.

- Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm và vì sao phải tiết kiệm? Hãy kể một tấm gương về lối sống tiết kiệm.

Câu hỏi của cô không khó với tôi vì câu trả lời đã có trong sách và tôi đã học rất thuộc bài. Tôi tự tin trả lời câu hỏi. Nhưng khi tôi trả lời xong, cô không nhận xét ngay mà im lặng vài giây suy nghĩ. Tôi cảm thấy lo lắng. Rồi cô nói:

- Em đã rất thuộc bài và điều đó rất đáng khen. Tuy nhiên, cô muốn nói với Hạnh (là tôi) và cả lớp rằng, các em không nhất thiết phải kể lại câu chuyện như trong sách, các em có thể kể những câu chuyện về những con người xung quanh các em, về bố mẹ, ông bà, anh chị hay bạn bè… bất kỳ ai mà các em biết. Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng. Cô muốn các em biết nhận ra những đức tính, những việc làm tốt của những con người quanh mình để học tập. Những câu chuyện thực với những con người thực sẽ là những bài học sâu sắc nhất đối với các em.

Lúc đó, tôi đã rất lúng túng. Tôi không tìm ra được một câu chuyện gì để kể ngoài câu chuyện trong sách mà tôi đã học thuộc lòng. Cô cho tôi 9 điểm. Nhưng với tôi điểm 9 ngày hôm đó lại có ý nghĩa nhiều hơn những điểm 10 mà tôi đã được nhận bởi vì tôi đã nhận được một bài học ý nghĩa. Lời dạy của cố đã khiến tôi suy nghĩ và thay đổi.

Kể từ hôm đó, tôi biết quan sát cuộc sống xung quanh và phát hiện ra rằng cuộc sống bình dị nhưng chứa đựng biết bao điều đẹp đẽ. Cuộc sống đẹp khi ta kiên cường vượt qua những khó khăn để trưởng thành hơn.

Bài học về tính giản dị, lòng dũng cảm, lòng yêu thương con người đều hiện hữu trong cuộc sống xung quanh tôi hàng ngày, hàng giờ, chứ không phải chỉ có trong sách vở. Nhờ lời dạy của cô mà tôi đã biết quan sát và rung cảm với cuộc sống quanh mình. Tôi biết thương bố mẹ đi làm vất vả, đồng lương ít ỏi nhưng luôn cố gắng để anh em tôi được đầy đủ và được học hành trong những môi trường tốt nhất. Khi vào đại học, tôi lại biết nể phục những người bạn đầy nghị lực từ những miền quê xa tới thành phố học khi điều kiện kinh tế có rất nhiều khó khăn.

Mỗi lần vấp ngã hay gặp khó khăn, nhớ lời cô dạy, tôi lại nghĩ tới những con người đầy nghị lực và đầy tình yêu đối với cuộc sống. Dường như những con người với những câu chuyện đẹp và bình dị quanh tôi chính là chỗ dựa tinh thần, tiếp thêm cho tôi sức mạnh để tiếp tục thực hiện những mơ ước tuổi trẻ của mình. Tôi thầm cám ơn cô đã cho tôi một bài học giản dị mà ý nghĩa.

Lê Thị Bích Hạnh

Cuộc thi "Viết cho tuổi học trò"

Cuộc thi nhằm giúp các bạn trẻ chia sẻ những câu chuyện về tuổi học trò, vui hoặc buồn, khiến bạn bật cười hay muốn khóc khi nghĩ đến. Nhưng đó là nơi cất giữ một phần con người bạn, là cuốn cẩm nang đúc kết những bài học sẽ theo suốt cả cuộc đời.

Hãy chia sẻ với chúng tôi con người đó, câu chuyện đó của bạn hoặc những người xung quanh để những bài học của bạn sẽ trở thành của mọi người, để giúp cho ai đó còn đang chưa tìm được lối thoát sẽ nhận ra sự đồng cảm và niềm hy vọng vẫn tồn tại trong cuộc đời này và để tuổi học trò mãi mãi là những dấu ấn không quên trong mỗi chúng ta.

Cuộc thi do FPT Polytechnic phối hợp với VnExpress và iOne.net tổ chức.

Xem thông tin chi tiết về cuộc thi và gửi bài tham dự tại đây


Theo www.baomoi.com

Wednesday 28 March 2012

Hoan phat hanh The Hunger Games tai Viet Nam

"Kẻ cắp xe đạp"- phim hay của mọi thời đại "The Hunger Game" cháy vé Điệp viên "đánh nhau" vì người đẹp

Theo dự kiến, phim "The Hunger Games" (Trò chơi sinh tử) sẽ được phát hành tại Việt Nam vào ngày 30/3 tới đây, sau khu vực Bắc Mỹ một tuần. Tuy nhiên, chiều 26/3, nhà phát hành Megastar vừa gửi thông báo về kế hoạch phát hành bộ phim sẽ bị trì hoãn.

Tuy nhiên, thông báo này không cho biết lý do tại sao bộ phim lại bị hoãn phát hành tại Việt Nam và cũng không đưa ra thời gian cụ thể bộ phim sẽ được khởi chiếu tại Việt Nam.

Trong một cuộc bình chọn của người hâm mộ trang Nextmovie cuối năm 2011, "The Hunger Game" đã dẫn đầu danh sách những bộ phim được chờ đợi nhất năm 2012 với 51% số phiếu bầu.

Bộ phim được xây dựng dựa trên cuốn tiểu thuyết giả tưởng cùng tên của Suzanne Collins với sự tham gia của hàng loạt ngôi sao đình đám như: Jennifer Lawrence, Josh Hutcherson, Liam Hemsworth.

Bộ phim "The Hunger Game" lấy bối cảnh trong một tương lai không xa, khi Bắc Mỹ đã sụp đổ, bị suy yếu do hạn hán, nạn đói, hỏa hoạn và chiến tranh được thay thế bằng quốc gia Panem, một đất nước bị chia cắt thành Capitol và 12 quận. Mỗi năm hai đại diện trẻ từ mỗi quận được lựa chọn bằng cách quay xổ số để tham gia vào cuộc chơi The Hunger Game. Một phần là để giải trí, một phần là để đe dọa các quận khác phải khuất phục và các trò chơi sẽ được phát sóng trên toàn quốc gia Panem.

Katniss Everdeen, cô bé 16 tuổi đại diện cho quận 12 của mình cùng với 23 bạn cùng trang lứa đến từ các quận khác sẽ tham gia vào cuộc chơi này và người chiến thắng sẽ là người duy nhất sống sót.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát- Thành viên Hội đồng duyệt phim Quốc gia cho hay: Dù là trò chơi nhưng bộ phim này bạo lực và tàn nhẫn quá. Nó không phù hợp với Việt Nam. Do vậy cả hội đồng phát biểu là không nên cho công chiếu.


Theo www.baomoi.com

Tuesday 27 March 2012

Phim phia Bac dang suy kiet

"Phim phía Bắc đang suy kiệt"?

Phim phía Nam - "Bành trướng" về số lượng

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần có lý do để đưa ra nhận định về sự suy kiệt của phim phía Bắc (gồm cả phim truyền hình và phim điện ảnh). Nhìn trên danh sách phim gửi dự thi Cánh Diều Vàng năm 2011 có thể nhận ra ngay sự yếu thế rõ rệt của phim phía Bắc về mặt… số lượng.

Ở hạng mục giải thưởng dành cho phim truyện nhựa có 12 phim dự thi, trong đó có đến 9 phim đến từ phía Nam, chỉ có vỏn vẹn 3 bộ phim Bắc (được sản xuất bởi nhà sản xuất phía Bắc, đạo diễn Bắc, diễn viên miền Bắc và nói tiếng Bắc). Ở hạng mục giải thưởng dành cho phim truyền hình, sự áp đảo của phim phía Nam diễn ra "khủng khiếp" hơn. Với 19 bộ phim dự tranh Cánh Diều (lên tới 597 tập) chỉ có… 2 bộ phim của miền Bắc sản xuất, đó là Chủ tịch tỉnh (VFC) và Thái sư Trần Thủ Độ (Công ty cổ phần phim truyện I). Tuy nhiên, ngay sau đó Thái sư Trần Thủ Độ bị loại do vi phạm quy chế, chỉ còn lại duy nhất Chủ tịch tỉnh "chiến đấu" với 18 bộ phim phía Nam để tranh giải. Kết quả như đã thấy, phim truyền hình phía Nam đại thắng, diễn viên phim truyền hình phía Nam cũng đại thắng.

Chủ tịch tỉnh Trần Thủ Độ là 2 đại diện của phim phía Bắc "thi đấu" cùng 17 phim truyền hình phía Nam. Tuy nhiên, Trần Thủ Độ sau đó đã bị loại. Chủ tịch tỉnh chỉ dành được bằng khen.

Lý giải cho sự lép vế này, đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) cho biết: "Rất đơn giản, vì phía Nam nhiều đơn vị tham gia sản xuất phim hơn để đáp ứng nhu cầu phát sóng của rất nhiều kênh sóng của các Đài truyền hình phía Nam. Phía Bắc, ngoài VTV có khung giờ phim Việt cố định hàng ngày, Đài TH Hà nội không có khung giờ phim truyền hình mới. VTC cũng ít phim phát sóng. Năm nay, ngoài VFC là đơn vị sản xuất phim phía Bắc gửi duy nhất một bộ phim tham dự giải, hình như không có đơn vị nào khác".

Từ 5 năm trước, nhà nước đã kêu gọi doanh nghiệp tham gia xã hội hóa điện ảnh, xã hội hóa truyền hình. Tất cả những ai có tiền đều có thể tham gia sản xuất phim, chỉ cần phim có quảng cáo là nghiễm nhiên lên sóng giờ vàng trên khắp các kênh. Ở phía Nam doanh nghiệp bắt nhịp với công cuộc xã hội hóa truyền hình, xã hội hóa điện ảnh nhanh gấp nhiều lần phía Bắc. Hàng loạt kênh truyền hình ra mắt, song hành cùng truyền hình là… quảng cáo, song hành với quảng cáo là showgame và phim. Phía Nam với thị trường béo bở, những công ty tư nhân tham gia sản xuất phim để kiếm lợi nhuận từ quảng cáo mọc lên "như nấm sau mưa".
Nếu như diễn viên phía Bắc "ngồi chơi xơi nước" cả năm đợi kịch bản, diễn viên phía Nam chạy sô mệt nghỉ từ trường quay này đến trường quay khác. Nếu như ở phía Bắc diễn viên sống lay lắt với nghề, ở TpHCM, diễn viên nườm nượp lái ô tô đi đóng phim. Nghề diễn ngoài Bắc khắt khe, kén chọn, nghề diễn trong Nam "tận thu" tới cả dàn "chân dài" hùng hậu, dàn ca sỹ trẻ đẹp, ngay đến các hoa hậu cũng chạy sô ồn ã.

Elly Trần đoạt Cánh Diều Vàng ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc thể loại phim truyền hình cho vai diễn An phim Khát vọng thượng lưu . Giải thưởng bị dư luận phản đối dữ dội.

Phía Nam sản xuất phim náo nhiệt tới mức, họ khan hiếm diễn viên, khan hiếm đạo diễn. Rất đông những đạo diễn phía Bắc được mời vào miền Nam làm phim với giá cát-sê hậu hĩnh. Đương nhiên, các đạo diễn phía Bắc háo hức vào Nam. Hầu hết trong số họ là đạo diễn của những hãng phim nhà nước như VFC, hãng phim truyện VN (nay là Công ty TNHH một thành viên phim truyện VN), hãng phim truyện I…

"Ngẫm thay, muôn sự tại… tiền?"

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng là một trong số những đạo diễn thường xuyên được "miền Nam" mời vào làm phim. Anh vốn thuộc biên chế của công ty TNHH một thành viên phim truyện VN. Phim nhựa từng là thương hiệu của hãng phim truyện VN (xin được gọi bằng tên cũ). Nhưng, hàng chục năm trở lại đây, đạo diễn của hãng chỉ đến cơ quan ngồi uống nước trà và… "chém gió". Tiền không có nghĩa là, phim không có. Các đạo diễn của điện ảnh buộc phải đi làm phim truyền hình vì… "cơm áo gạo tiền".

Bùi Tuấn Dũng chỉ đạo một cảnh quay với các diễn viên phía Nam

Không ít lần, Bùi Tuấn Dũng mang theo cả diễn viên ngoài Bắc vào Nam làm phim. Chia sẻ ý kiến về sự "bành trướng" của phim phía Nam, Bùi Tuấn Dũng cho biết "Thị phần phim điện ảnh hầu như là sân chơi của các hãng sản xuất phía Nam. Hãy ra rạp dịp lễ, Tết sẽ thấy rất rõ điều này. Ngoài Bắc, một vài bộ phim nhà nước không thèm định hướng thị trường chết yểu ngay trong ngày họp báo. Về phim truyền hình, một ngày ở TpHCM có khoảng 40-50 đoàn phim truyền hình làm việc, ở Hà Nội, con số này chắc chỉ có khoảng…5 đoàn".

Theo Bùi Tuấn Dũng, bản thân anh cũng "choáng" trước lực lượng đông đảo các công ty tư nhân đổ xô đi làm phim ở phía Nam. Sự đông đảo, hùng hậu đã làm nên tính chuyên nghiệp cho đội ngũ… "thợ thuyền" của các dịch vụ làm phim phía Nam.

"Ở Sài Gòn, nếu đi quay sẽ phải dậy rất sớm để tránh kẹt xe. Tôi thường thức dậy lúc 5h sáng, 6h ra khỏi nhà và 7h tôi thấy mọi bộ phận đã sẵn sàng chờ tôi ở trường quay, tôi đến là bấm máy. Muốn vậy, họ phải đến trước tôi khoảng một tiếng. Khi quay phim ở Hà Nội, ngày đầu tôi bị sốc, trừ những diễn viên gạo cội, các bạn diễn viên trẻ tận 8-9h mới tới. Nghĩa là 10h mới có thể bấm máy. Sự thiếu chuyên nghiệp thường để lãng phí thời gian vào những việc không đáng có"- Bùi Tuấn Dũng cho biết.

Long ruồi - một bộ phim giải trí thắng lớn về doanh thu năm 2011.
Phim cũng đoạt Cánh Diều Bạc tại lễ trao giải Cánh Diều Vàng hôm 17/3.

Đại diện của một công ty sản xuất phim có tiếng chia sẻ với phóng viên Dân trí, họ có trụ sở ở cả TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết các dự án phim (kể cả phim truyền hình và phim truyện nhựa), công ty đều ưu tiên cho thị trường phía Nam. "Điều ấy rất dễ hiểu. Thị trường phía Nam là thị trường lớn hơn. Khán giả miền Nam có sở thích đi xem phim giải trí, trong khi khán giả phía Bắc rất… lười. Chưa kể, những dịch vụ làm phim, đội ngũ diễn viên… ở phía Nam cũng hùng hậu hơn". Phước Sang- ông chủ của hãng phim Phước Sang cũng khẳng định quan điểm, "Để làm phim, thị trường phía Nam, khán giả phía Nam luôn là ưu tiên của các nhà đầu tư. Khi ai cũng muốn sinh lời cho đồng vốn bỏ ra, thị trường phim phía Nam sẽ là giải pháp an toàn".

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, sự "bành trướng" có làm nên thương hiệu cho phim truyền hình và phim điện ảnh phía Nam? Hay, sự "bành trướng" chỉ làm nên những ồn ào, nhạt thếch…?

(Còn nữa)
Hiền Hương

Theo www.baomoi.com

Related posts