cheat engine 6.1 | download net cut | anti netcut 3.0 |
Khoảng hai năm trở lại đây, game show đang chết dần, chỉ còn vài chương trình đặc biệt thu hút khán giả còn thu hút người xem, người chơi như Chung sức, Chiếc nón kỳ diệu, Ai là triệu phú, Đấu trường 100… Thay vào đó, năm 2012 nhiều chương trình truyền hình thực tế sẽ trình làng để giành giật khán giả.
Nghệ sĩ xuất hiện tràn lan trên sóng truyền hình với vai trò giám khảo hay người chơi đều làm khán giả bội thực. Trong ảnh: Nhạc sĩ Lê Minh Sơn, ca sĩ Siu Black, nhạc sĩ Nguyễn Cường và đạo diễn Lê Hoàng trong vai trò giám khảo chương trình Cặp đôi hoàn hảo. Ảnh: LÝ VÕ PHÚ HƯNG
Thừa thắng xông lên
Hàng loạt chương trình tìm kiếm tài năng trên sóng truyền hình dán mác truyền hình thực tế được Việt hóa. Từ những chương trình một bước trở thành người nổi tiếng như Người mẫu Việt Nam (Vietnam's next top model), Vietnam Idol, Tìm kiếm tài năng (Vietnam's Got Talent)... Đến những chương trình dùng người nổi tiếng để thu hút công chúng như Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo... Những chương trình này rất khéo tạo sự kiện lẫn scandal để thu hút truyền thông lẫn công chúng. Chương trình càng được bàn tán nhiều từ truyền thông, mạng xã hội lẫn đời sống càng chứng tỏ thu hút người xem dù sự thu hút đó là thông tin tốt hay xấu.
Vào cơn nóng từ những chương trình tìm kiếm tài năng dán mác truyền hình thực tế tiếp tục nở rộ trong năm 2012. Các nhà sản xuất chương trình của các đài truyền hình đang hướng đến những chương trình truyền hình thực tế chỉ đơn thuần là giải trí.
Năm nay, những chương trình như Cặp đôi hoàn hảo, Người mẫu Việt Nam, Bước nhảy hoàn vũ, Tìm kiếm tài năng… tiếp tục được các nhà sản xuất khai thác với nhiều chiêu trò hơn. Chương trình Vietnam Idol sau ba năm phát sóng và ngưng vào năm 2011 thì năm nay tiếp tục được mua bản quyền và tiếp tục tìm kiếm tài năng ca hát.
Từ thiện nhảy vào truyền hình thực tế
The Voice của NBC (Mỹ) được Cát Tiên Sa mua bản quyền để sản xuất tại Việt Nam.
Trong năm nay, ít nhất hai chương trình tìm kiếm tài năng dưới dạng truyền hình thực tế được mua bản quyền phát sóng. Tuy nhiên, ngoài yếu tố giải trí, các chương trình mới được mua bản quyền thực hiện tại Việt Nam năm nay sẽ thêm yếu tố từ thiện để thu hút công chúng.
Công ty Cát Tiên Sa mua bản quyền chương trình The Voice (Mỹ) để tháng 9 bắt đầu sản xuất. Tại Mỹ, kết cấu chương trình The Voice là bốn nghệ sĩ nổi tiếng sẽ tìm kiếm các giọng ca xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ để đào tạo những giọng ca đó thành ca sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần như vậy thì tại Việt Nam, chương trình sẽ na ná Vietnam Idol. Vì thế, tại Việt Nam chương trình được đẩy thêm yếu tố nhân văn. Chương trình chú trọng tìm kiếm tài năng ca hát chứ không chú trọng ngoại hình, ngay ở vòng thử giọng, ban giám khảo sẽ không biết mặt thí sinh mà chỉ nghe giọng hát.
Tương tự, chương trình Clash of the Choirs (phiên bản tiếng Việt với tên gọi Hợp ca tranh tài) có nguồn gốc từ Thụy Điển, được phát sóng lần đầu tiên vào tháng 12-2007 trên NBC của Mỹ sẽ phát sóng tại Việt Nam số đầu tiên vào tối 24-2 trên kênh VTV3. Hiện chương trình đã chọn ra các ca sĩ để tham gia chương trình: Siu Black, Phương Thanh, Ngọc Anh, Phan Đinh Tùng, Đức Tuấn... Các ca sĩ phải về tỉnh, thành địa phương là quê gốc của mình như Buôn Ma Thuột, Thanh Hóa, Quảng Ninh, TP.HCM, An Giang để tìm ra bảy nhóm hợp ca (20 thành viên mỗi nhóm) để thi thố.
Mỗi ca sĩ ngoài việc chọn nhóm hợp ca thì họ sẽ phải tự soạn hoạt động từ thiện tại chính quê của họ. Toàn bộ số tiền tin nhắn bình chọn cho mỗi đội sẽ được dùng cho từ thiện tại mỗi địa phương.
Có thể nói, trong năm 2012, những chương trình truyền hình thực tế mang tính giải trí nở rộ hơn cả. Chưa biết những chương trình truyền hình thực tế sẽ chiếm sóng truyền hình Việt được bao lâu nữa.
Nhiều chương trình "thay áo"
Trong năm 2012, những chương trình đã lâu năm, nhu cầu người chơi thì có nhưng không sáng tạo làm khán giả ngán như: Tiếng ca học đường, Người dẫn chương trình truyền hình… dự kiến cũng thay đổi nội dung và mở rộng người tham gia ra toàn quốc.
Bên cạnh đó, những chương trình truyền hình thực tế mang tính nhân văn như Ngôi nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, Câu chuyện ước mơ… tiếp tục sống với đời sống riêng, khán giả riêng. Những chương trình truyền hình thực tế mang ý nghĩa xã hội trong năm 2011 tiếp tục thực hiện: Lục lạc vàng, Bếp yêu thương…
QUỲNH TRANG
No comments:
Post a Comment